Văn hóa Phương Tây Hổ đấu với sư tử

Một họa phẩm mô tả cảnh sư tử và hổ (Friedrich Specht, 1883)Bức tranh so sánh giữa hổ và sư tử

Trong văn hóa phương Tây thì Sư tử được mệnh danh là chúa sơn lâm, song hổ cũng đôi khi được khoác danh hiệu này vì sức mạnh và tài trí của chúng nhưng chỉ là sự thay thế cho sư tử.

Trong đời sống và văn hóa, cuộc chiến của hổ và sư tử được tái hiện trong tranh vẽ của Eugène Delacroix, George Stubbs, và James Ward vào thế kỷ thứ 18 và 19, cũng như qua tranh vẽ của những họa sĩ châu Âu sống vào khoảng thế kỷ XVIII và XIX. Các họa phẩm đó thường miêu tả sự chiến thắng của sư tử trong các trận đấu giành quyền lực, bởi vì sư tử có giá trị biểu tượng ở Anh, biểu tượng cho Hoàng gia Anh cũng như nhiều nước ở châu Âu.[17] Gần đây, nhà sinh vật học Craig Saffoe cho rằng sở dĩ sư tử thường được tạo điều kiện để chiến thắng trong những trận quyết chiến với hổ đơn giản là vì chúng có giá trị biểu tượng ở các nước châu Âu. Đồng thời người ta cố tình nâng tầm sức mạnh của sư tử lên, cũng là một cách gián tiếp nhắc nhở con người về tinh thần tập thể vì sư tử sống theo bầy đàn.[18]

Huy chương Seringapatam của công ty Đông Ấn Anh năm 1881 đã thể hiện một con sư tử đánh bại một con hổ trong trận chiến. Bên cạnh đó một biểu ngữ bằng tiếng Ả Rập trên huy chương hiển thị dòng chữ "Asad Allah al-Ghalib" (tiếng Ả Rập: أَسـد الله الـغـالـب‎, "Sư tử của Thượng đế là người chiến thắng"),[19] huy chương này kỷ niệm chiến thắng của Anh trong trận chiến 1799 tại Seringapatam chống lại quân đội của Tipu Sultan, người cai trị Vương quốc Mysore tại miền nam Ấn Độ, và sử dụng con hổ là biểu tượng.[19] Để diễn tả hình ảnh về cuộc nổi dậy năm 1857 của nhân dân Ấn Độ chống lại Đế chế Anh, Tạp chí Punch đã cho chiếu một phim hoạt hình có tên là The British Lion's Vengeance on the Bengal Tiger (tạm dịch: Sự báo thù của Sư tử Anh dành cho Hổ Bengal) đoạn phim mang đậm tính chính trị khi các phiến quân Ấn Độ hiện lên như một con hổ, tấn công nạn nhân, và sau đó bị đánh bại bởi các lực lượng Anh được thể hiện qua một nhân vật là một con sư tử to lớn.[20]

Trong Văn học Anh đã so sánh sức mạnh chiến đấu của hổ và sư tử, và các nhà thơ Edmund Spenser, Allan Ramsey, và Robert Southey hay mô tả chiến thắng của sư tử.[21] Các nghiên cứu phương Tây vào thế kỷ 18, các tác giả thường có thói quen so sánh hai loài động vật này, nói chung là họ ủng hộ cho sư tử.[22] Oliver Goldsmith xếp sư tử đầu tiên trong số các loài động vật có vú thuộc họ ăn thịt, tiếp theo là con hổ, theo quan điểm của ông "... dường như sư tử là hiện thân của sự can đảm, niềm kiêu hãnh và sức mạnh, sư tử biểu hiện vĩ đại, khoan hồng, oai vệ và lòng quảng đại, nhưng hổ thì lại hiện thân như một kẻ hay gây hấn, hung dữ và tính tình tàn bạo không cần thiết".[23] Charles Knight, viết trong tác phẩm The English Cyclopaedia, nêu ra ý kiến của các nhà tự nhiên học Georges-Louis Leclerc, Comte de Buffon và Pennant Thomas cho rằng"... ý kiến chung của các tác giả đều nhận định ở sư tử có một can đảm, sự vĩ đại, oai vệ và hào phóng tương phản với sự tàn khốc vô cớ, sự tàn ác không cần thiết, và sự hèn nhát của hổ". Ông cũng cho rằng: con sư tử đã nhờ một phần lớn vào chiếc bờm để tạo sự cao quý và trang nghiêm của mình.[22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hổ đấu với sư tử http://www.sbs.com.au/news/article/1496217/tiger-k... http://en.allexperts.com/q/Tigers-3675/2008/4/asia... http://www.animalplanet.com/tv-shows/animal-planet... http://bigcatnews.blogspot.com/2006/09/study-of-li... http://fishowls.com/Slaght%20et%20al%202005.pdf http://www.flonnet.com/fl2210/stories/200505200001... http://www.freewebs.com/jackjacksonj/tigervslionac... http://books.google.com/?id=Mb8BAAAAQAAJ&printsec=... http://books.google.com/books?id=3xfjyTqqR7IC&pg=P... http://books.google.com/books?id=7bncduYFrVYC&pg=P...